Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một loài cá nhỏ bé, rất thích hợp cho bể thủy sinh với sự đa dạng về màu sắc và dễ nuôi. Đó là cá Mún, một loài cá có thể mang lại nhiều lợi ích cho bể thủy sinh của bạn. Cá Mún có nhiều dòng như cá mún hạt lựu, panda, koi, uyên ương, kim tiền, đuôi lửa,… giúp tăng tính sinh động và đẹp mắt cho bể của bạn. Trong bài viết này, Cachnuoica sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi cá Mún mau lớn và sinh sản.
Tổng quan
Nguồn gốc
Cá Mún thuộc họ Poeciliidae, bộ Cyprinodontiformes (tiếng Anh là Platy fish) là một loài cá được rất nhiều người chơi thuỷ sinh nuôi để trang trí. Cá Mún rất thân thiện và dễ tìm thấy, phổ biến ở Trung Mỹ và Mexico.
Đặc điểm
Với thân hình ngắn chỉ từ 4-8cm, cá Mún thích hợp để nuôi trong bể cá nhỏ. Cá Mún dễ sinh sản, dễ chăm sóc và có nhiều màu sắc để lựa chọn cho bể thuỷ sinh của bạn.
Cá Mún có nhiều biến thể màu sắc bao gồm: Vàng, đỏ, đen, nâu,… Khi sống ở nhiệt độ thấp hơn so với các loài trong họ Poeciliidae, cá Mún sẽ có màu sắc rực rỡ và hấp dẫn hơn.
Cá Mún có thể sống trong mọi môi trường nước và rất thích hợp để nuôi chung với các loài cá cảnh khác để tạo thành một bể cá đẹp. Tuổi thọ của cá Mún trong môi trường hồ thuỷ sinh thường chỉ khoảng từ 3-4 năm, thấp hơn so với những loại cá cảnh khác.
Cách nuôi
Bể nuôi
Cá mún có kích thước nhỏ, bởi vậy chúng có thể sống trong những bể cá nhỏ. Nhưng kích thước bể cá tối thiểu là 40 lít
Cá cũng rất được ưa chuộng nuôi trong các hồ thủy sinh với nhiều loại cây thủy sinh. Được sống trong môi trường này, cá sẽ phát triển rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần sắp xếp nhiều không gian trống cho cá hoạt động.
Yêu cầu bể cá phải luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn chặn mầm bệnh phát triển.
Nguồn nước
Cá mún là loài cá có kích thước nhỏ, nên chúng thích hợp sống trong những bể cá nhỏ, tuy nhiên kích thước bể tối thiểu cần đạt là 40 lít. Cá mún cũng được ưa chuộng trong các hồ thủy sinh, nơi có nhiều loại cây thủy sinh, giúp chúng phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn cần sắp xếp thêm nhiều không gian trống để cá hoạt động thoải mái. Bể cá phải được bảo quản sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Chất lượng nước cũng là yếu tố quan trọng để giữ cho cá khỏe mạnh. Một số chỉ số cần lưu ý bao gồm
- Độ PH tối ưu: 7 – 8,5 (từ trung tính đến hơi kiềm).
- Độ cứng nước (dH): từ 15-30.
- Nhiệt độ tối ưu: 20-26 độ C.
- Yêu cầu sục khí: Ở mức trung bình. Nếu bạn chọn nuôi cá trong hồ rộng thì sục khí sẽ không cần thiết lắm. Bởi cá mún rất khỏe mạnh.
- Thay nước: Nếu có máy lọc, bạn thay nước 1 lần/tháng, nếu không có máy thì khoảng 1 tuần rưỡi b thay nước một lần.
Thức ăn
Cá Mún là loài ăn tạp, vì vậy chế độ ăn của chúng khá đa dạng và dễ dàng cho người nuôi cá trong bể thuỷ sinh. Thức ăn phù hợp cho cá Mún bao gồm các loại: artemia, trùn chỉ, sâu đông lạnh, artemia khô, trứng tôm, trứng tép, bobo (hồng trần) và thức ăn cá cảnh khô tổng hợp như Tropical, Tetra, JBL, Biozym.
Ngoài ra, các loại rêu tảo cũng được cá Mún yêu thích. Cần lưu ý không cho cá ăn quá nhiều và không cho ăn thức ăn hỏng để tránh tình trạng dư thừa thức ăn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cá và cây thủy sinh. Nếu có thức ăn thừa hoặc cặn dưới đáy bể, cần hút phần cặn đó hoặc thay nước để bảo vệ môi trường sống của cá.
Cá Mún sinh sản
Phân biệt cá đực và cá cái
Cá mún đực có thân hình dài và nhỏ hơn cá mún cái. Điều đơn giản nhất để phân biệt giữa cá mún đực và cá mún cái là cá mún cái có bụng to tròn hơn rất nhiều và thân hình ngắn mũm mĩm.
Cá Mún đẻ
Để cá mún sinh sản nhiều con, bạn cần chọn tỷ lệ giữa cá mún đực và cá mún cái là 1/3 hoặc 1/4 để tăng khả năng sinh sản của cá mún cái. Cá mún là loài cá sinh sản rất nhanh, từ cá mún con đến khi sinh sản chỉ mất khoảng 2 đến 3 tháng. Đây thật sự là tốc độ sinh sản đáng kinh ngạc. Khi thấy cá mún thích ẩn nấp vào góc bể, các hốc kin và bụng cá mún cái to tròn, đó là dấu hiệu cho thấy cá mún sắp đẻ. Bạn cần phải tách cá mẹ ra khỏi bầy để bảo toàn số lượng cá bạn nhé.
Cá mún có hình thức sinh sản là đẻ con, tùy kích cỡ cá mẹ, mỗi lần đẻ có thể từ 20-50 con, thường giao động ở mức 30 con.
Nuôi cá mún con
Sau khoảng ba ngày, cá mún con đã có thể ăn được các loại thức ăn nhỏ như bobo, trùn chỉ, artemia hoặc cám tổng hợp loại nhỏ. Khi cá mún con đạt một tháng tuổi, bạn có thể cho nhập chung với cá bố mẹ.
Kết luận
Bài viết trên giới thiệu đến bạn đọc về cách nuôi cá Mún mau lớn – sống khỏe. Trong bài viết đã cung cấp thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, môi trường nuôi nhốt phù hợp, thức ăn cho cá Mún. Đây là loài cá đẻ con, chúng để nhiều từ 20 đến 50 con, trung bình khoảng 30 con. Nếu có thắc mắc gì, bạn đọc hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết và chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp chúng.
Câu hỏi thường gặp
Cá Mún là loài cá cảnh có sức sống mạnh mẹ, chúng dễ thích nghi và đẻ nhiều. Với những đặc điểm nổi bật đó nên không khó để tìm và mua loài cá này. Giá cá loài cá Mún thường khá rẻ, giao động từ 3000 đến 5000 vnđ. Ngoài ra, những loài khó sinh sản và quý hơn như cá Mún Koi, Cao Kỳ thì giá từ 40000 đến 75000 vnđ.
Cá mún là một loại cá rất thích hợp để nuôi trong hồ cá cảnh cũng như hổ thủy sinh, vì chúng rất dễ nuôi và sinh sản. Với kích thước không quá lớn và màu sắc rực rỡ đặc trưng, cá mún đang được người chơi cá cảnh ưa chuộng.