Cá Pacu bụng đỏ, có pháp danh khoa học là Piaractus brachypomus. Là một loài cá chép mỡ (Characiformes), họ hàng gần của cá răng đao và cá đô la bạc. Sống ở Amazon và Orinoco tại Colombia, Venezuela, Peru, Bolivia và Brazil, cũng được ghi nhận có ở Argentina xong đã du nhập vào nhiều nơi khác như Ấn Độ, Bangladesh, Canada, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Hãy cùng cachnuoica tìm hiểu về loài cá này nhé!
🐠 Tên khoa học | Piaractus brachypomus |
🐠 Chiều dài cá | 25 – 100 cm |
🐠 Nhiệt độ nước | 24 – 26 độ C |
🐠 Độ cứng nước | 10 đGH |
🐠 pH | 5.5 – 7.5 |
🐠 Thể tích tối thiểu | 4000 lít |
Ngoại hình
Cá Pacu là một loài cá nước ngọt phổ biến trong dòng họ Pacu, nhiều người còn cho rằng anh em của nó là loài cá Piranha. Cá pacu bụng đỏ có cơ thể hình elip, do đó nhìn từ các phía chúng có hình dạng giống một cái đĩa , với hai bên thân có màu trắng bạc và sẫm dần về phía gần lưng. Trong khi ở bụng, cằm, vây ngực, các tia vây trước của vây hậu môn có màu đỏ. Thì các tia vây khác có một màu sẫm màu đồng nhất. Giống như ở các loài cá chép mỡ (Characiformes) khác, vây béo nhỏ của cá Pacu bụng đỏ không chia thành tia vây nằm ở khoảng giữa vây lưng và vây đuôi. Số lượng tia vây :
Vây lưng : 15-18 cái
Vây ngực: 16 – 19 cái
Vây hậu môn : 24-28 cái
Vây chậu: 8 cái.
Tia vây đầu tiên của vây lưng và vây hậu môn dài hơn các tia vây còn lại.
Vảy ở bụng bị biến đổi thành hàm răng cưa sắc nhọn. Mặc dù răng không phát triển và không sắc nhọn như ở các loài cá răng đao họ hàng nhưng cá pacu bụng đỏ cũng có 2 hàng răng cứng và phẳng để nghiền hạt và quả hạch.
Công thức bộ răng của chúng bao gồm 2 dãy răng cửa có hình dạng răng ở hàm nằm trên mọc từ xương tiền hàm trên và một hàng răng ở xương hàm dưới.
Với những con cá nhỏ, cá Pacu bụng đỏ trông giống như cá piranha bụng đỏ, với các đốm màu xám đen và đen trên cơ thể, một đặc điểm thường có của piranha giúp chúng ngụy trang để tránh khỏi các cuộc tấn công từ kẻ thù.
Hành vi & tập tính
Cá Pacu bụng đỏ có thể biến đổi màu sắc theo môi trường sống. Chúng cũng là loài ăn tạp và phàm ăn, ăn các loài phù du sinh vật, các loại hạt ngũ cốc, các loại rau củ quả, chúng ăn cả lá bí, lá mướp, xác động vật chết, các loại phế phẩm của lò mổ. Trong tự nhiên, chúng thường bơi ở làn nước trên và ăn một số côn trùng lớn như: chuồn chuồn,… Cá Pacu bụng đỏ có bộ răng cửa rất cứng và sắc nên nhiều người nghĩ nó là loài cá dữ, nhưng thực chất lại là loài cá hiền lành, chậm chạp. Dạ dày của cá tương đối to, có hình chữ U, chiều dài của ruột bằng 2,5 chiều dài thân.
Những con cá Pacu bụng đỏ vào mùa sinh sản sẽ bắt đầu ghép đôi.Như những con cá thuộc loài Pacu khác, chúng sinh sản bằng cách đẻ trứng. Khi cá cái sẽ đẻ trứng, cá đực sẽ đi sau thụ tinh cho các trứng này. Chúng có thể đẻ tới 30.000 trứng trong một lần sinh sản
Bể cá
Lựa chọn bể cá : Bể cá cần đủ lớn để cá Pacu bụng đỏ có đủ không gian để bơi và phát triển. Bể cá cần được trang bị máy lọc để giữ cho nước trong bể luôn sạch sẽ và đảm bảo sự sống của cá pacu.
Nhiệt độ : Cá Pacu bụng đỏ cần nhiệt độ nước từ 22 đến 28 độ C để phát triển tốt nhất. Bạn có thể sử dụng máy sưởi để giữ cho nhiệt độ nước ổn định.
Ánh sáng : Cá Pacu bụng đỏ cần ánh sáng để phát triển và sinh sản. Bạn có thể sử dụng đèn chiếu sáng để cung cấp ánh sáng cho bể cá.
Vệ sinh: Bạn cần thay đổi nước trong bể cá thường xuyên để giữ cho nước trong bể luôn sạch sẽ và đảm bảo sự sống của cá Pacu bụng đỏ.
Bệnh thường gặp
Đây là loài cá tương đối khỏe mạnh và dễ nuôi, song chúng cũng có thể gặp một số bệnh như:
Bệnh đốm trắng: Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở cá pacu. Triệu chứng của bệnh này là các đốm trắng trên thân, vây và mang, nhấp nháy hoặc cào vào đồ vật, thờ ơ, chán ăn. Bệnh này là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở cá.
Thối vây: gây ra bởi một loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn. Bệnh này thường xuất hiện ở cá do bể cá bẩn và không được chăm sóc tốt. Triệu chứng của bệnh như: vây bị xù và sờn, vây thể có màu trắng hoặc đổi màu, có thể bị rụng vây.
Thối thân: Bệnh này gây ra tổn thương da, thối vây, có thể nhiễm trùng bên trong, khiến cá chết. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng các phương pháp như thay đổi nước, sử dụng muối và thuốc kháng khuẩn.
Đây chỉ là một số bệnh thường gặp, lưu ý nếu cá của bạn có hiện tượng lạ, nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ thú y để được tư vấn kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Cá Pacu bụng đỏ có thể sống chung với nhiều loài cá khác nhau cùng kích thước với nó. Tuy nhiên nên lưu ý không nuôi cá Pacu bụng đỏ với các loài cá quá nhỏ đề phòng chúng sẽ ăn các con cá nhỏ hơn.
Cá Pacu bụng đỏ có thể sống trong hồ nhỏ, tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng hồ của bạn đủ lớn để chúng có đủ không gian để bơi lội. Kích thước bể tối thiểu để nuôi cá Pacu bụng đỏ là 4000 lít.