Cá Phát Tài là một trong những loài cá được coi là may mắn, tài lộc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với hình dáng đặc biệt, cá Phát Tài được mệnh danh là “túi tiền đầy tràn”, tượng trưng cho sự giàu có, phú quý và thành đạt. Loài cá này được nhiều người chơi cá cảnh nuôi và mang tính phong thủy cao, chúng được coi là một biểu tượng may mắn và thịnh vượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm đặc biệt của loài cá này, cũng như kỹ thuật nuôi cá Phát Tài mau lớn. Hãy cùng điểm qua những thông tin thú vị về cá Phát tài trong bài viết dưới đây.
Tổng quan giới thiệu về cá Phát Tài
Cá Thần Tài, một loài cá được biết đến lần đầu tiên vào thế kỷ 19 tại châu Á bởi nhà thủy sinh học người Pháp – Lacepede. Tuy khí hậu nóng ẩm, nhưng cá thần tài vẫn phổ biến ở nước ta và có tính thích nghi cao. Với kích thước trung bình và thân hình dẹt, cá Thần Tài có đầu nhỏ hơn so với thân mình.
Miệng rộng và môi dưới khá dày, đỉnh đầu của cá có gù nổi lên khi chúng trưởng thành. Cá thần tài có lưng hơi cong, vây lưng cao và xoè rộng dần ở phần đuôi, vây ngực dài và mỏng như râu, vây mang của cá hình cánh quạt. Thân mình cá được bao phủ bởi lớp vảy tròn cứng, có màu ánh bạc hoặc màu hồng và lúc nhỏ thường có nhiều sọc xiên từ lưng xuống bụng. Khi trưởng thành, màu sắc này sẽ nhạt dần.
CÁCH NUÔI CÁ PHÁT TÀI
Bể nuôi
Cá Phát Tài là loài cá rất khỏe, hoạt động mạnh, do đó để nuôi chúng trong bể cần có kiếng có độ dày từ 10-12 ly, phía trên nên sử dụng lưới hoặc lắp kiếng thưa che để tránh trường hợp cá nhảy ra khỏi bể. Ngoài ra, kích thước chiều dài tối thiểu của hồ nuôi cá phải khoảng 1,2m hoặc hơn, trong hồ có thể trải đá sạn, tuy nhiên cần hạn chế đặt đá san hô vì nó có thể làm trầy da cá khi chúng hoạt động mạnh. Khi nuôi cá Phát tài trong hồ thủy sinh, cần lưu ý chọn những cây có thể bám vào đá, lũa để tránh nuôi trồng những cây có lá dài và tán rộng. Vì cá Phát tài có thể cắt hoặc phá hủy khu vực sống của cây khi di chuyển nhanh và mạnh.
Môi trường nước
Nguồn nước đầu vào cần đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm kim loại nặng, không chứa tạp chất và có mùi khó chịu. Nhiệt độ nước thích hợp để thả cá Phát tài là từ 20-30 °C, độ pH từ 6,5-8,0 và độ cứng từ 5-25 °H. Nước cần được thay thường xuyên để đảm bảo môi trường sống khỏe mạnh cho cá và giúp chúng phát triển tốt mà không bị bệnh.
Thức ăn
Loài cá Phát Tài là ăn tạp và có khả năng ăn đa dạng thức ăn, bao gồm cám, thực phẩm cho cá, các loài cá con, ốc, tôm, tép và cả thịt bò sống và thằn lằn nhỏ. Tuy nhiên, do tính chất ăn uống này, không nên nuôi chúng chung với các loài cá hiền.
Ngoài ra, chúng còn thích ăn các loại củ quả như táo, chuối, đu đủ, sắn và các loại trái cây này có thể được bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của cá. Một video thực tế đã cho thấy các loại trái cây và củ mà cá Phát Tài thích ăn nhất. Bên cạnh các loại thức ăn tươi và thực phẩm tổng hợp, bổ sung các loại trái cây này vào chế độ ăn có thể mang lại sự đa dạng và hấp dẫn cho bữa ăn của cá.
Sinh sản
Cá Phát Tài đạt độ tuổi sinh sản lần đầu vào khoảng 6 tháng. Để nuôi cá Phát Tài, bạn nên chọn con trống và con mái khỏe mạnh nhất để nuôi riêng trong một bể. Con trống sẽ bắt đầu làm tổ bằng nước bọt, sau đó cá mái sẽ đẻ trứng. Mỗi lần đẻ, cá mái sẽ đẻ khoảng hơn 2000 trứng. Cá trống sẽ ngậm trứng và phun lên tổ nước bọt để trứng báp vào.
Sau khi hoàn thành quá trình đẻ trứng, cá trống sẽ chăm sóc trứng đến lúc trứng nở, và bạn sẽ cần vớt con mái ra. Khi cá con (cá bột) nở, cá trống sẽ thường xuyên ngậm con và phun lên tổ bọt để bảo vệ con. Sau khoảng 15 ngày, bạn có thể vớt cá trống ra để chăm sóc cá con. Thức ăn cho cá con trong giai đoạn này bao gồm bobo, ấu trùng, hoặc lòng đỏ trứng gà.
Bệnh thường gặp trên cá Phát tài và cách phòng chống
Tổng quan thì cá Phát Tài là một loài cá khỏe, dễ nuôi, nhưng cũng có thể mắc các bệnh thường gặp ở cá cảnh. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do môi trường sống kém chất lượng, hoặc do nuôi chung với những loài cá có bệnh sẵn và lây sang cá Phát Tài. Triệu chứng thường thấy khi cá mắc bệnh là trên thân nổi những đốm trắng hoặc đỏ, bơi chậm và bá lơ đờ. Ở một số trường hợp, cá còn bơi nghiêng hoặc mất phương hướng.
Để cứu cá trong trường hợp bơi chậm, bơi nghiêng hoặc bơi lờ đờ, bạn có thể chuẩn bị một thau nước muối loãng theo tỷ lệ 10/1 (10 phần nước và 1 phần muối) và cho cá Phát Tài vào trong khoảng 5-10 phút để cá hồi phục trở lại. Sau đó, bạn có thể vớt cá ra khỏi thau và thả lại vào hồ.
Nếu trên thân cá xuất hiện những vết trắng, có thể là do nấm hoặc vi khuẩn gây ra lở loét. Bạn có thể mua một loại dung dịch trị nấm và các loài ký sinh trùng nhỏ và trực tiếp đưa vào hồ để điều trị. Hoặc bạn có thể vớt cá ra khỏi hồ và thả thuốc trực tiếp vào hồ riêng của cá. Theo dõi trong vòng 3-5 ngày, nếu các vết trắng giảm dần hoặc hết hẳn, bạn có thể cho cá Phát Tài vào lại hồ lớn.
Kết luận
Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc về kỹ thuật nuôi cá Phát Tài mau lớn. Bạn đọc sẽ hiểu thêm về đặc điểm của cá Phát Tài, bệnh thườngg gặp ở loài cá này và những đặc điểm khi cá Phát Tài sinh sản. Ngoài ra còn nhiều loài cá cảnh khác mà có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu như cá Thần Tiên, cá Koi, cá Ping Pong,… phù hợp với bể cá cảnh của bạn.
Câu hỏi thường gặp
Một trong những loài cá được coi là mang lại sự may mắn và thành công cho gia chủ chính là cá tài phát. Nét đặc trưng của chúng là màu hồng tươi hoặc bạc lấp lánh trên cơ thể, khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy may mắn và thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian, cá tài phát có thể báo trước những điều không may mắn bằng cách thể hiện những dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, buồn bực, hay thậm chí nhảy lên mặt nước. Đầu cá nuôi lâu năm được xem như đại diện cho tài lộc, nếu bị bệnh chủ nuôi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, cá tài phát cũng được coi là dự báo thời tiết tốt trong tương lai.
Cá Phát Tài có nhiều loại, 4 loại phổ biến nhất là: Cá Phát Tài đỏ (hồng kỳ phát tài); Cá Phát Tài trắng; Cá Phát Tài Vàng; Cá Phát Tài da beo.